Bổ sung vitamin cần thiết vào thực đơn dinh dưỡng cho trẻ

Bổ sung vitamin cần thiết vào thực đơn dinh dưỡng cho trẻ

Bổ sung các vitamin cần thiết là giải pháp rất quan trọng và thiết yếu. Nếu không cung cấp đủ lượng, vi chất thiếu hụt sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, , giảm sức đề kháng ở trẻ khiến bé thường xuyên mắc bệnh. Theo thống kê của viện dinh dưỡng quốc gia, hiện nay nhu cầu đáp ứng vitamin của trẻ em còn thấp. Trong đó vitamin nhóm B là 60 – 70%, vitamin C là 60%…

Để tránh sự ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ nhỏ do thiếu hụt vitamin, các bậc cha mẹ cần phải quan tâm đến vấn đề sử dụng vitamin bổ sung cho trẻ.

 Nhóm Vitamin B

Vitamin nhóm B bao gồm: B1, B2, B3, B12,… Những vitamin này có tác dụng giúp trẻ khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng, giúp hệ thần kinh phát triển. Đặc biệt, Vitamin nhóm B đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất.  Thúc đẩy sự chuyển hóa năng lượng, từ đó khiến trẻ thấy ăn ngon miệng hơn. Đặc điểm của vitamin nhóm B là không tích trữ được trong cơ thể. Vì đặc tính hòa tan trong nước của nó,nên mẹ phải chú ý bổ sung vitamin B cho bé.

Mẹ có thể bổ sung cho bé bằng cách cho uống viên thuốc vitamin B tổng hợp theo chỉ dẫn của bác sỹ. Một cách được khuyên dùng nữa là cho bé ăn những thực phẩm có chứa nhiều vitamin B như trong: cá, thịt, trứng, sữa, rau quả tươi,…

Khoáng chất Kali

Mùa hè rất dễ gây cho trẻ trình trạng cảm nắng, mất nước, cơ thể mệt mỏi nhất là ở trẻ hiếu động lười ăn. Một trong những chất khi thiếu hụt sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và hoạt động của trẻ chính là Kali. Thiếu Kali khiến trẻ uể oải, mệt mỏi, ăn uống giảm sút.

Bổ sung vitamin cần thiết vào thực đơn dinh dưỡng cho trẻ

Để tránh khỏi điều đó, các mẹ nên chú ý bổ sung cho trẻ thật nhiều rau xanh, trái cây. Điển hình như rau lang, rau dền, rau ngót, khoai lang, khoai tây, đu đủ, chuối, cam, dâu,…

 Bổ sung chất xơ

Một trong những chất mà các mẹ không thể quên bổ sung cho bé là chất xơ. Thiếu chất xơ bé sẽ bị táo bón. Táo bón lâu ngày sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Việc ứ đọng chất thải trong người lâu dài sẽ khiến trẻ mệt mỏi và ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Chỉ khi bổ sung đủ chất xơ thì mới có chất kích thích tăng co bóp để tống chất thải ra ngoài. Đồng thời còn giúp hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. Ngoài sử dụng các sản phẩm chứng năng có chất xơ, các mẹ nên cho bé ăn táo, atiso, bơ, đậu, súp lơ…

Bổ sung Kẽm và Selen

Kẽm là chất có mặt trong hầu hết quá trình sinh học của cơ thể. Có tác dụng duy trì, bảo vệ các dây thần kinh khứu giác, vị giác giúp bé ăn ngon miệng. Kẽm đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch.

Bổ sung Kẽm và Selen

Selen giúp bảo vệ hệ thần kinh và tuyến giáp, kích thích sự hoạt động của hormon tăng trưởng. Thiếu Selen có thể gây bệnh đần độn ở trẻ.

Thiếu kẽm, Selen khiến cơ thể bé không phát triển bình thường, suy dinh dưỡng, kém thông minh. Các mẹ nên bổ sung qua các thực phẩm: giá đỗ, hải sản, thịt bò, thịt lợn, thịt gà, nấm,… Ngoài ra ba mẹ nên đưa trẻ đến khám để được các chuyên gia y tế tư vấn. Có thể sử dụng thêm các sản phẩm chức năng có chứa kẽm, selen cho trẻ.

Xem thêm: Mách mẹ chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ chậm biết nói

Trích dẫn từ Phongkhamdinhduong.vn

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *