Chế độ dinh dưỡng để phòng tránh bệnh sỏi thận tái phát

Chế độ dinh dưỡng để phòng tránh bệnh sỏi thận tái phát

Bệnh sỏi thận là một tình trạng bệnh lý phổ biến hiện nay. Sỏi thận là một bệnh dễ mắc và cũng rất dễ tái lại.  Nếu người bệnh chủ quan sau khi đã điều trị thành công và không có chế độ kiêng cữ ăn uống khoa học. Thường thì sỏi thận hiện nay việc chữa không quá khó khăn. Nhưng khi bệnh tái lại không chỉ khiến bệnh nhân cảm thấy chán nản, lo lắng vì bệnh dễ tái phát , mà còn đe dọa gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Chế độ dinh dưỡng là  một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến nguy cơ sỏi thận tái phát. Sau đây flt.vn sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về một số lưu ý trong chế độ ăn uống hàng ngày giúp bạn hạn chế tối đa nguy cơ này. Đồng thời, chế độ ăn này còn đảm bảo dinh dưỡng hằng ngày cho bạn.

Cách bổ sung thực phẩm ngăn chặn sỏi thận tái phát

Uống nhiều nước

Bạn nên uống khoảng 2 – 2.5 lít nước/ngày (chia ra uống nhiều lần trong ngày). Đây là cách đơn giản nhất để phòng tránh tái phát sỏi thận. Mẹo để biết cơ thể đã được cung cấp đủ nước  hay chưa là quan sát màu sắc nước tiểu. Nếu nước tiểu trong hoặc có màu vàng nhạt chứng tỏ cơ thể đã đủ nước.

Chế độ dinh dưỡng để phòng tránh bệnh sỏi thận tái phát

Tránh các loại thực phẩm giàu purin

Cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm, lòng heo, lòng bò…thường chứa nhiều purin. Purin trong cơ thể sẽ chuyển hóa thành axit uric. Do đó hàm lượng purin quá cao sẽ dẫn tới tình trạng axit uric trong tăng cao. Và gây lắng đọng ở thận dẫn tới sự xuất hiện của sỏi axit uric. Vì vậy, ngoài thực phẩm phơi khô hay chế biến sẵn, bạn nên chọn thực phẩm tươi sống trong chế độ ăn. Việc này giúp bữa ăn ngon miệng hơn mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cần thiết.

Ăn uống điều độ thực phẩm chứa canxi

Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày có thể dùng khoảng 3 ly sữa tươi . Hoặc một lượng tương đương các sản phẩm từ sữa như: bơ, phô mai (khoảng 800 – 1300mg canxi).

Tuyệt đối không nên kiêng cữ quá mức việc tiêu thụ các thực phẩm có chứa canxi .  Như vậy sẽ dẫn tới tình trạng mất cân bằng hấp thụ canxi, khiến cơ thể hấp thu oxalat nhiều hơn từ ruột và sẽ tạo sỏi thận. Chưa kể việc thiếu hụt canxi có thể dẫn tới loãng xương.

Riêng với các trường hợp sỏi thận tái phát nhiều lần. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy có đa canxi niệu do tăng hấp thu canxi từ ruột thì cần kiêng canxi. Nhưng như vậy không phải kiêng hoàn toàn, mà ăn khoảng 400mg/ngày, tương đương 1,5 ly sữa tươi.

Giảm các thực phẩm giàu oxalate

Giảm các thực phẩm giàu oxalate

Trà đặc, cà phê, sôcôla, bột cám, ngũ cốc, rau muống… thường có nhiều oxalate. Chất này khi đi qua ruột sẽ kết hợp với canxi tạo thành hợp chất canxi oxalate và được bài tiết trong chất thải. Tuy nhiên, khi có quá nhiều oxalate trong thận thì có thể dẫn đến bệnh sỏi thận.

Nên uống nhiều nước cam, chanh, bưởi

Những thức uống này chứa nhiều citrate – chất này có tác dụng chống lại quá trình tạo tinh thể, ngăn chặn tạo thành sỏi thận. Bạn nên bổ sung 1 ly nước ép cam, chanh hoặc bưởi hằng ngày sẽ giúp thận khỏe hơn.

Ăn nhạt

Vì ăn quá nhiều muối (natri) có thể góp phần dẫn đến sỏi thận. Lượng natri cao trong máu  khiến cơ thể giữ nước. Mà thận không thể hoạt động để đưa lượng natri dư thừa ra khỏi cơ thể. Nó thậm chí còn làm tăng mức canxi và làm giảm nồng độ citrate (chất ức chế sỏi thận) trong nước tiểu. Do đó để ngăn chặn sỏi thận hãy cố gắng giảm bớt lượng muối trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Lưu ý cho người bệnh sỏi thận

Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh, người bệnh sỏi thận cũng nên dành thời gian tập thể dục thường xuyên để đẩy lùi sự xuất hiện của sỏi. Bên cạnh đó nên duy trì khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm sỏi (nếu có) và điều trị kịp thời.

Lưu ý cho người bệnh sỏi thận

Đối với những trường hợp sỏi thận tái phát nhiều lần bạn nên đi khám chuyên khoa. Để ra tìm nguyên nhân gây sỏi tái phát để điều trị và chế độ ăn cụ thể phù hợp đối với từng nhóm nguyên nhân. Có nhiều nhóm nguyên nhân khác  nhau dễ khiến sỏi thận tái phát. Có thể như dị dạng, hẹp đường tiết niệu, do nhiễm khuẩn niệu, bệnh acid hóa do ống thận, đa canxi niệu do tăng thải canxi từ xương, do tăng hấp thu canxi từ ruột và do thận, đa oxalat niệu nguyên phát hoặc do ăn uống, đa uric niệu.

Trích dẫn Benhvienthucuc.vn

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *