Mách mẹ dinh dưỡng cho trẻ mắc hội chứng tăng động giảm chú ý

Mách mẹ dinh dưỡng cho trẻ mắc hội chứng tăng động giảm chú ý

Hiện nay, tỉ lệ trẻ em mắc bênh tăng động giảm chú ý có xu hướng gia tăng. Xã hội phát triển, các bậc cha mẹ càng bận rộn công việc nên ít có thời gian chăm sóc và để ý con cái. Nên khiến bệnh của bé càng ngày càng trầm trọng hơn khi không có các biện pháp kịp thời. Ngoài phác đồ điều trị từ bác sỹ chuyên gia, thì chế độ ăn bổ sung dinh dưỡng hợp lý đối với các bé tăng động giảm chú ý cũng rất quan trọng.
Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu thông tin và chế độ dinh dưỡng cho các bé bị mắc chứng tăng động giảm chú ý nhé.

Hội chứng tăng động giảm chú ý là gì?

Tăng động giảm chú ý là 1 hội chứng rối loạn tinh thần thường gặp trong quá trình phát triển của trẻ. Biểu hiện đặc trưng là hiếu động thái quá, có nhu cầu chạy nhảy liên tục. Trẻ không có khả năng tập trung, khó kiểm soát hành vi. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng học tập, giao tiếp giữa trẻ và những người xung quanh.

Tuổi mắc bệnh phổ biến ở trẻ từ : 8 – 11 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh: 5% (toàn cầu); 3,01% (Hà Nội).

Mách mẹ dinh dưỡng cho trẻ mắc hội chứng tăng động giảm chú ý

Nguyên nhân bệnh

Từ di truyền: Do 1 loại gen làm cho mô não điều khiển sự chú ý mỏng hơn so với những trẻ bình thường.

Từ ngoài môi trường: nghiên cứu cho thấy mối liên hệ tiềm tàng giữa việc người mẹ trong quá trình mang thai đã hút thuốc lá và sử dụng nghiện rượu. Ngoài ra, trẻ ở độ tuổi mẫu giáo nếu thường xuyên tiếp xúc với các bạn đang mắc phải cũng có thể có nguy cơ cao.

Vai trò của chế độ dinh dưỡng để điều trị hội chứng tăng động giảm chú ý

Tình trạng suy dinh dưỡng có thể là nguyên nhân khiến cho các triệu chứng của bệnh thêm nặng hơn. Quá trình điều trị căn bệnh này đòi hỏi các bà mẹ phải chú ý tới khẩu phần ăn uống của trẻ. Nhằm ngăn ngừa và cải thiện các triệu chứng của bệnh thông qua các loại thực phẩm được tiêu thụ.

Vai trò của chế độ dinh dưỡng

 Các loại thực phẩm nên sử dụng

• Thực phẩm giàu protein là nhóm thực phẩm có vai trò quan trọng nhất với hoạt động của não bộ bao gồm: trứng, thịt, pho mai, các loại đậu,…

• Cabonhydrate phức hợp có tác dụng:

    • Làm chậm quá trình tiêu hóa giúp bao tử có cảm giác no lâu hơn.
    • Hạn chế tình trạng ăn vặt giúp trẻ bớt tiêu thụ các thức ăn chế biến sẵn. Thức ăn này làm tăng triệu chứng của bệnh.
    • Giúp trẻ ngủ ngon hơn.

• Thực phẩm giàu acid béo Omega-3, bao gồm: cá ngừ, cá hồi, dầu oliu,…

Các loại thực phẩm nên tránh

• Hạn chế sử dụng Cacbonhydrate đơn vì chúng cung cấp nhiều calo. Không cho con ăn nhiều kẹo siro, bột mì trắng, gạo trắng, khoai tây đã bỏ vỏ, đường,…

• Không sử dụng thức ăn, đồ uống có chất phụ gia: phẩm màu, chất bảo quản, chất tạo mùi vị,… khiến trẻ trở nên hiếu động thái quá.

• Loại bỏ đường hóa học và bột ngọt (mì chính) ra khỏi thực đơn của trẻ đang điều trị.

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sẽ khác nhau. Do đó, các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên gia điều trị. Và tư vấn chuẩn nhất về dinh dưỡng uống phù hợp với  thể chất và khả năng hấp thu của trẻ.

Trích dẫn từ Phongkhamdinhduong.vn

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *