Trẻ bị nhiếm khuẩn đường ruột nên có chế độ dinh dưỡng thế nào

Trẻ bị nhiếm khuẩn đường ruột nên có chế độ dinh dưỡng thế nào

Nhiễm khuẩn đường ruột là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Khi bị nhiễm khuẩn, trẻ sẽ bị tiêu chảy, phân nhầy, biếng ăn, sút cân, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển thể chất của trẻ. Vì vậy, flt.vn nghĩ chế độ ăn giàu dinh dưỡng hợp lý khi trẻ bị nhiếm khuẩn đường ruột là yếu tố vô cùng quan trọng và đáng được chú ý khi ba mẹ chăm sóc trẻ.

Nguyên nhân trẻ dễ bị bệnh nhiễm khuẩn đường ruột

Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa ở trẻ chủ yếu do vi khuẩn E.coli (vi khuẩn đại tràng)…ở các nước kém và đang phát triển, đối tượng chủ yếu là dưới 2 tuổi. Trẻ em ở độ tuổi này, chưa ý thức được vấn đề vệ sinh cá nhân cũng như các bé rất thích khám phá thế giới xung quanh. Nên đường lây nhiễm là do tiếp xúc với đồ vật có chứa vi khuẩn trong môi trường sống hằng ngày.

Trẻ bị nhiếm khuẩn đường ruột nên có chế độ dinh dưỡng thế nào

Biểu hiện của bệnh nhiễm khuẩn đường ruột

Biểu hiện: tiêu chảy, đau bụng, mệt mỏi, sốt, buồn nôn và nôn. Ủ bệnh khoảng từ 2 – 5 ngày (có thể từ 1 – 10 ngày) tuỳ theo thể trạng. Khi nhiễm bệnh, trẻ đi ngoài phân lỏng, lẫn chất nhày và có bạch cầu.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột

  • Cần chia nhỏ bữa ăn trong ngày.
  • Ba mẹ nên ưu tiên đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu, giàu dinh dưỡng: cháo, súp, sữa, nước trái cây.
  • Thường xuyên chú ý thay đổi món ăn để hợp khẩu vị trẻ. Giúp trẻ ăn ngon miệng  và được nhiều hơn bình thường.
  • Cần bổ sung thêm men tiêu hóa từ thực phẩm: giá đỗ,… để tăng thêm năng lượng, hóa lỏng thức ăn.
  • Trẻ còn bú mẹ: nên tăng bữa bú và thời gian bú. Trẻ không bú được phải vắt sữa mẹ, cho ăn bằng thìa.
  • Cho trẻ uống thêm nước: hoa quả tươi, bù nước nước điện giải (oresol) pha theo hướng dẫn.
  • Khi khỏi bệnh cho trẻ ăn tăng thêm bữa và ăn như bình thường (không kiêng khem).

Các loại thực phẩm

  • Nên dùng: gạo, khoai tây, các loại rau quả có màu vàng, đỏ, xanh thẫm, giá đỗ xanh, thịt bò, gà, thịt lợn, trứng, sữa, dầu thực vật, mỡ gà, mỡ lợn, các loại quả tươi: cam, bưởi, chuối, xoài, đu đủ,…
  • Nên tránh: thức ăn nhiều chất xơ như: ngô hạt, rau cần, rau bí, măng… Nước ngọt có ga, tránh ăn đồ lạnh khi trẻ bị viêm họng.

Lưu ý khi điều trị cho trẻ

Lưu ý khi điều trị cho trẻ

  • Trường hợp nhẹ, có thể điều trị tại nhà bằng cách cho trẻ uống bù nước, dung dịch oresol, nước trái cây pha loãng, nước cháo muối, ăn uống bình thường theo nhu cầu.
  • Phải đi khám bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu nặng, bất thường: tiêu chảy kèm sốt, phân có nhày lẫn máu, trẻ lừ đừ, vã mồ hôi, tay chân lạnh, bỏ bú, không ăn được, nôn nhiều, tiêu chảy nhiều lần (5-6 lần/giờ), phân toàn nước, nước phân đục, không tiểu tiện (hoặc tiểu rất ít)… phải khẩn trương điều trị ngạy tại cơ sở y tế nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

 Cần phòng bệnh cho trẻ là giải pháp tốt nhất

Ăn chín, uống sôi, nấu chín kỹ các loại thức ăn có nguồn gốc từ gia cầm, gia súc, chỉ uống sữa đã tiệt khuẩn, tránh để thức ăn bị nhiễm khuẩn lại sau khi đã nấu chín kỹ. Không cho trẻ ôm ấp, gần gũi các vật nuôi. Thực hiện nghiêm túc rửa sạch tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.Tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh nếu không có ý kiến của bác sỹ.

Trích dẫn từ Phongkhamdinhduong.vn

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *