Bệnh cao huyết áp nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào

Bệnh cao huyết áp nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào

Cao huyết áp là một trong những căn bệnh tim mạch nguy hiểm mà nhiều người mắc phải hiện nay. Đặc biệt bệnh thường xảy ra ở tuổi trung niên, không phân biệt nam hay nữ giới. Ngoài sử dụng thuốc đều đặn và đúng giờ theo chỉ định của bác sĩ thì dinh dưỡng từ chế độ ăn cũng rất quan trọng. Như vậy, người bệnh vẫn có thể sinh hoạt bình thường nếu thực hiện một chế độ ăn uống khoa học.

Người mắc bệnh huyết áp cao nên ăn gì là tốt? ăn uống thế nào vẫn đảm bảo dinh dưỡng hằng ngày. Dưới đây, chúng tôi sẽ mách bạn một số loại thực phẩm nên dùng khi bị tăng huyết áp thông qua bài viết dưới đây.

Bệnh huyết áp cao có nguy hiểm 

Trước khi tìm hiểu người huyết áp cao nên ăn những thực phẩm nào – thì bạn cần phải biết mức độ nguy hiểm mà người mắc bệnh có thể gặp phải khi bị tăng huyết áp. 

Huyết áp cao là hiện tượng huyết áp cao hơn mức bình thường do áp lực của máu lớn tác động lên thành mạch. Nguyên nhân xuất phát từ việc động mạch bị hẹp hoặc tắc nghẽn dẫn đến cản trở sự lưu thông của máu, máu dồn lại gây áp lực lên thành động mạch. Hoặc cũng có thể do lượng máu từ tim đẩy ra mạnh, áp lực cao hơn so với khả năng chịu đựng của mạch.

Bệnh cao huyết áp nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào

Huyết áp cao đã lấy đi tính mạng của rất nhiều người trong suốt những thập niên qua. Nhất là với cuộc sống ngày nay, số người chết vì bệnh tăng nhanh qua mỗi năm. Bệnh diễn ra âm thầm và không có biểu hiện rõ rệt, đến khi bộc phát thì hầu hết bệnh đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể. 

Những biến chứng của bệnh có thể xảy ra bao gồm: 

Biến chứng về não

 Đột quỵ, liệt nửa người hoặc toàn thân, tai biến là một trong số những biểu hiện tại não hay gặp ở người cao huyết áp. Nguyên nhân có thể do vỡ phình mạch máu não, nhồi máu não, xuất huyết não,… 

Biến chứng tại tim

Các bệnh lý về mạch vành, suy tim dẫn đến khó thở, tức ngực là biểu hiện điển hình của bệnh. Thiếu máu cơ tim dẫn đến chóng mặt, hoa mắt. Trường hợp nặng có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, suy tim.

Biến chứng tại thận

Hệ thống mạch máu tại thận bị tổn thương do huyết áp cao có thể dẫn đến suy thận.

Biến chứng tại mắt

Các mạch máu li ti ở mắt chịu tác động rất dễ bị tổn thương gây nên những bệnh lý võng mạc. Người bệnh sẽ bị giảm thị lực, nặng có thể mù lòa.

Những thực phẩm nên ăn  

Mặc dù nguy hiểm nhưng huyết áp cao là bệnh có thể kiểm soát nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, bổ sung các loại thực phẩm tốt cho huyết áp sẽ nhanh chóng đẩy lùi được các biến chứng của bệnh. Vì vậy, những thực phẩm nào phù hợp với người bệnh?

Nhiều chuyên gia và các bác sĩ cũng khuyến cáo các bệnh nhân huyết áp cao nên  có chế độ ăn uống khoa học mỗi ngày. Đây là cách tốt nhất để làm giảm huyết áp và sống chung với bệnh một cách an toàn.

Các loại rau có màu xanh đậm 

Các loại rau mà bạn có thể dễ dàng bắt gặp ngoài chợ hoặc thường xuyên sử dụng trong bữa ăn. Ví dụ như diếp cá, cần tây, rau chân vịt, bông cải xanh, cải xoăn, rau muống,… rất giàu Kali, nên rất tốt cho người bệnh.

Rau muống có thành phần Canxi cao có tác dụng duy trì áp lực trong thành mạch, giữ huyết áp ổn định. 

Bông cải xanh giúp tăng cường thioredoxin tốt cho tim mạch. Đồng thời bông cải xanh giàu chất chống oxy hóa, vitamin và chất xơ, tốt cho huyết áp.

Với tác dụng tăng cường hoạt lực của vitamin C. Cần tây là thực phẩm giúp hạ huyết áp và giảm mỡ trong máu.

Các loại quả mọng nước 

Việt quất là loại thực phẩm chứa nhiều flavonoids. Một thực phẩm có tác dụng hạ huyết áp, ngăn ngừa hiệu quả biến chứng bệnh.

Citrulline trong dưa hấu là thành phần hỗ trợ tốt trong việc làm giảm cholesterol máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch, lợi tiểu,… Và hơn nữa chúng rất tốt với những người bị cao huyết áp.

Mâm xôi, việt quất hay dưa hấu đều là những loại thực phẩm cực kỳ dễ tìm lại tốt cho sức khỏe. Vậy nên nếu ai hỏi bạn bị “huyết áp cao nên ăn gì?” thì hãy khuyên họ những loại thực phẩm này nhé.

Củ dền 

Củ dền là loại thực phẩm được nhiều bác sĩ khuyên dùng đối với bệnh bị bệnh này Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thành phần Natri có thể giúp hạ huyết áp trong vòng 24 giờ. Bạn có thể ép lấy nước uống hoặc chế biến thành các món ăn hằng ngày.

Củ dền

Chuối, táo 

Nói đến thực phẩm giàu Kali thì phải nhắc đến trước tiên là chuối và táo. Chuối và táo đều là loại quả có chứa hàm lượng Kali khá cao. Vì vậy, chúng giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, rất tốt cho người bị cao huyết áp. Thành phần Kali tự nhiên trong trái cây sẽ tốt hơn lại rẻ hơn rất nhiều so với việc sử dụng các loại thực phẩm chức năng. 

Cam 

Cam là loại thực phẩm giàu vitamin C tốt cho sức khỏe, không chỉ chứa nhiều chất xơ.  Hàm lượng pectin trong cam còn giúp làm giảm lượng Cholesterol trong máu, hỗ trợ đắc lực đối cho bệnh ..

Cá hồi 

Cá hồi có chứa thành phần Omega – 3 khá cao có tác dụng chống viêm. Chúng còn có tác dụng giảm cholesterol, ngăn ngừa các bệnh tim mạch và cao huyết áp.

Cháo yến mạch 

Yến mạch có chứa hàm lượng xơ cao, thành phần chất béo và natri thấp. Một bát cháo yến mạch buổi sáng sẽ bổ sung năng lượng cho cơ thể. Đồng thời còn ngăn ngừa triệu chứng huyết áp tăng đột ngột trong ngày.

Sữa không đường, sữa tách chất béo, sữa chua

Ko phải tất cả các loại sữa đều tốt cho người bị bệnh.  Sữa không đường, sữa tách chất béo đều có công thức và thành phần dinh dưỡng hợp lý, giàu canxi, ít chất béo. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, phụ nữ sử dụng sữa chua ít nhất 5 lần/1 tuần có thể giảm được 20% nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.

Bên cạnh thắc mắc về thực phẩm nên ăn z, thì nhiều người còn nghĩ đến vậy thì khi bị cao huyết áp nên tránh những thực phẩm như thế nào? 

Một số thực phẩm không nên ăn

Tránh ăn mặn, cay, và thức ăn nhiều gia vị , đồng thời cũng không ăn quá nhiều tinh bột.

Hạn chế các loại thức ăn cho nhiều năng lượng, giàu chất béo như nội tạng động vật. Và thịt gà nên ăn hạn chế.

Một số thực phẩm không nên ăn

Không nên uống rượu, bia hay trà đặc. Tuy nhiên, uống chè xanh thì lại tốt hơn nhiều.

Với những người đang bị hay có tiền sử bị cao huyết áp, bệnh tim mạch, không  chỉ tìm hiểu về nhu cầu dinh dưỡng  mà còn phải có kiến thức về bệnh. Thường xuyên theo dõi và khám sức khỏe định kỳ để duy trì chỉ số ổn định.

Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người sau mổ ruột thừa

Trích dẫn từ Omron-yte.com.vn

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *