Cùng tìm hiểu chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh viêm gan B 

Cùng tìm hiểu chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh viêm gan B 

Bệnh viêm gan B là một bệnh lý mà những yếu tố nguy cơ tấn công lá gan. Bệnh do siêu vi viêm gan B (HBV) gây nên. Bệnh có nhiều thể khác nhau như: Thể cấp, mạn, hay thể kéo dài. Tùy theo mỗi thể, bệnh có những biểu hiện và đặc trưng riêng, nhưng đều có chung biểu hiện sốt nhẹ, cảm giác rất mệt mỏi, không muốn ăn uống.  Nguyên nhân có thể do rối loạn tiêu hóa, khi nạp đồ ăn cơ thể cảm thấy khó tiêu, tiêu ngoài phân lỏng, nát.

Người mắc bệnh viêm gan B thường có cảm giác chán ăn, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa. Vậy làm cách nào để bệnh nhân tuy ăn ít nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho người bệnh trong quá trình điều trị và phục hồi chức năng gan.

Dưới đây, là những thông tin về chế độ ăn uống, sinh hoạt cho người bệnh viêm gan B để có sức khỏe tốt nhất.

Chế độ dinh dưỡng khoa học cho bệnh 

Chế độ dinh dưỡng khoa học cho bệnh 

Đối với bệnh nhân viêm gan B cấp

Nguyên tắc nhu cầu dinh dưỡng bữa ăn về năng lượng là 25Kcal/kg cân nặng. Trong đó,  protid 0,4-0,6 gam/kg cân nặng/ngày, Lipid từ 10-15% tổng số năng lượng, ăn từ 6-8 bữa/ngày. Với cụ thể về cơ cấu bữa ăn, năng lượng cần 1.300-1.400 Kcal/ngày, lượng protein từ 20-30 gam, Lipid từ 15-20 gam, glucid 250-280 gam, nước từ 2-2,5 lít.

Đối với bệnh nhân viêm gan B mạn tính

Nhu cầu dinh dưỡng sẽ cao hơn. Cụ thể là 35 Kcal/kg cân nặng/ngày, protid 1-1,5 gam/kg cân nặng/ngày, Lipid từ 15-20% tổng số năng lượng, ăn từ 3-4 bữa/ngày. Về cơ cấu khẩu phần: năng lượng cần từ 1.800-2.000 Kcal/ngày, lượng protein từ 50-75 gam, Lipid từ 30-40 gam, glucid 310-340 gam, nước từ 1,5-2,0 lít.

Thực phẩm nên/ không nên ăn dành cho người bệnh viêm gan B

Người bệnh viêm gan B nên ăn các loại thực phẩm sau:

Thực phẩm giàu chất đạm như: Cá, thịt, trứng, sữa;

Thực phẩm chứa đường và vitamin như: hoa quả tươi, sữa chua;

Thực phẩm dễ tiêu, tốt cho đường tiêu hóa;

Hàng ngày nên bổ sung các loại rau, củ, quả giàu vitamin và khoáng chất . Ví dụ như: Bầu, bí, cà chua, cải bắp, nơ, đậu Hà Lan, cam, xoài, …

Người bệnh viêm gan B nên ăn các loại thực phẩm sau:

Các thực phẩm như bột mỳ, gạo tẻ, đậu tương, đậu đen, đậu xanh, ….Và nên được cung cấp đầy đủ trong các bữa ăn để duy trì năng lượng cần thiết cho cơ thể

Người bệnh viêm gan B không nên ăn một số thực phẩm sau:

Thực phẩm nhiều mỡ như các món chiên, xào, quay, đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ, …

Tuyệt đối không được dùng rượu bia, chất kích thích bởi những chất đó gây hại trực tiếp đến gan.

Không nên ăn quá nhiều thực phẩm quá bổ dưỡng, lượng đạm nhiều và có tính nóng như: Thịt dê, baba, thịt chó, …

Hạn chế ăn gan, vì lúc này gan của người bệnh sẽ chuyển hóa kém. Vì vậy tình trạng rối loạn tiêu hóa sẽ trầm trọng hơn.

Không nên ăn nhiều thực phẩm quá nhiều đường, giàu chất ngọt. Vì gan bệnh nhân yếu không chuyển hóa hết được lượng đường tồn đọng. Có thể làm tăng đường huyết và dẫn đến nguy cơ bệnh đái tháo đường.

Hạn chế ăn các loại hạt có nhiều chất béo như lạc, dừa, hạt điều, hướng dương… Vì chúng cản trở chuyển hóa chất béo là tích mỡ ở gan, ảnh hưởng nặng thêm đến chức năng gan

Hạn chế các món ăn cay, dễ kích thích như ớt, hồ tiêu, tỏi, gừng, hành, cari…

Không ăn đồ quá mặn, thực phẩm chứa độc tố nư măng tươi, sắn tươi, khoai mì, cà chua xanh, khoai tây mọc mầm…

Những loại cá biển chứa chất làm đông máu như cá thu, cá ngừ.., có thể khiến người bị viêm gan B bị xuất huyết

Không ăn các món hải sản tươi sống làm gỏi, nấu chưa chín

Lưu ý với các chất phụ gia trong thực phẩm như hàn the, muối diêm, chất tẩy màu, chất làm trắng trong bánh tráng, bún, phở,…

Một số lưu ý với người bệnh viêm gan B

thực phẩm ko ăn

Một số lưu ý khi phát hiện người bệnh viêm gan B bị chướng bụng. Nên ngừng ngay uống sữa bò, ăn đường cũng như muối ăn. Người bệnh xuất hiện các hiện tượng phù thũng, chướng bụng. Thì cần giảm ngay lượng đường trong chế độ ăn hằng ngày. Điều này cũng như có cải thiện thực đơn và thay đổi cách chế biến hạn chế đường một cách tối đa. Khi phát hiện hiện tượng phù thũng và các vấn đề về thận.  Người bệnh cần hạn chế ăn muối, không dùng quá 4g muỗi mỗi ngày. Nên uống nhiều nước để bù vào lượng nước mất đi.

Để đề phòng những biến chứng nguy hiểm từ bệnh viêm gan B. N gười bệnh nên đến bác sĩ chuyên khoa sẽ căn cứ vào tình hình để định hướng điều trị thích hợp.

Tuy nhiên, nếu tuân thủ chế độ dinh dưỡng như trên, người bệnh viêm gan B sẽ có một sức khỏe tốt. Có thể nói chế độ ăn không quá phức tạp và khác biệt so với người thường. Vì vậy nên chú ý hơn vào chế độ dinh dưỡng cho người bệnh viêm gan B thì sẽ hạn chế tối đa tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Trái lại, kiêng được những thực phẩm không tốt cho bệnh viêm gan B. Người bệnh sẽ ổn định sức khỏe hơn và tránh được các biến chứng nguy hiểm sau này.

Trích dẫn từ Phongkhambienviet.com

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *