Món Ăn Ở Điện Biên – Nét Độc Đáo Của Ẩm Thực Đất Bắc

Món Ăn Ở Điện Biên – Nét Độc Đáo Của Ẩm Thực Đất Bắc

Không quá phong phú hay là cầu kỳ, tuy nhiên các món ăn ở Điện Biên với sự độc đáo sẽ khiến cho những du khách đến từ đâu cũng sẽ phải hài lòng với nền ẩm thực đặc sắc nơi đây.

Gạo ở Điện Biên

Nửa thế kỷ trước gạo ở khắp các vùng miền Nam Bắc ngày đêm vượt qua đèo Pha Đin bằng vai gánh, xe thồ để làm nên kỳ tích Điện Biên Phủ. Và nhờ đó mà có bao nhiêu câu chuyện phi thường trên con đường tải gạo. Lịch sử sang trang, ở thung lũng lọt thỏm giữa bốn bề mây núi như nơi đây lại như có “phép màu”. Bất cứ giống lúa nào gieo xuống đất cũng trở thành hạt gạo trắng tròn, thơm dẻo, đậm đà.

Gạo Mường Thanh có thể nấu thành cơm lam, làm khẩu cắm, khẩu háng, khẩu papa… dùng làm lễ vật đình đám, cưới hỏi cho người dân trên vùng Điện Biên.

Gà đen Tủa Chùa

Đây là giống gà xương đen đặc hữu của đồng bào Hmong. Trong tiếng Hmong gọi chúng là Ka Đu. Trải qua hàng nghìn năm, với cuộc sống du canh du cư, tuy nhiên giống gà Ka Đu vẫn được lưu giữ qua bao thế hệ.  Bởi người Hmong coi giống gà này là 1 tài sản quý. Nó luôn có mặt trong danh mục tài sản thừa kế cho tặng, dựng vợ gả chồng.

Ka Đu có mắt viền đen, da đen, vân thịt đen, phủ tạng đen, đến xương cũng đen. Thịt gà Ka Đu rất săn chắc, thơm ngon. Đặc biệt thịt có hàm lượng glutamic và sắt cao gấp 2 lần so với gà bình thường, cùng hàm lượng colesteron thấp.

Đồng bào dân tộc thiểu số thường nấu cháo thịt Ka Đu bồi dưỡng cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú. Xương của gà Ka Đu thì mang ngâm rượu hoặc nấu cao sử dụng cho người già, người ốm yếu, chân tay run.

Rau Hoa ban của người dân tộc Thái

Rau ban là món ăn truyền thống bao đời của đồng bào Thái vùng Tây Bắc. Đặc biệt là ở tại Điện Biên.  Những búp ban mới chỉ có đôi lá, người Thái hái từ những cây ban trên đồi cao, mang về rửa sạch rồi cho vào vại muối như muối dưa cải ở miền xuôi.

Món Ăn Ở Điện Biên - Nét Độc Đáo Của Ẩm Thực Đất Bắc

 

Búp ban muối ăn với cá sông Nậm Rốm kho thì ngon không gì sánh được. Chỉ qua đèo Pha Đin, mùa này hai bên đường đều có những người phụ nữ tần tảo đứng bên gùi búp ban xanh. Nhưng, muốn gì thì muốn, phải lên đến thành phố Điện Biên Phủ, bước chân vào chợ Mường Thanh, hòa vào những cánh khăn piêu, thấp thoáng trong dáng điệu áo váy của phụ nữ Thái mới cảm nhận được một “mùa xuân của búp ban” ở nơi này.

Sâu chít ngâm rượu

Vốn là 1 loại côn trùng sống trong thân cây chít. Để biết cây nào có sâu chít, người ta sẽ lựa chọn những cây có dấu hiệu bệnh, không thể ra hoa. Người dân bắt sâu chít bằng cách “chẻ” đôi ngọn chít để moi sâu ra. Những con sâu chít tươi rói có màu trắng sữa, căng mọng. Sau khi được lấy ra thường được thả trong chậu rượu, giữ cho sâu không bị biến chất.

Ngoài cách sử dụng phổ biến nhất là ngâm rượu uống. Sâu chít cũng có thể mang đi sao khô, nấu cháo.

Xôi nếp nương

Nếp nương được trồng nhiều ở các tỉnh Tây Bắc nhưng nói đến loại nếp ngon nhất người ta thường nghĩ ngay đến nếp nương Điện Biên. Những hạt nếp căng tròn. Khi nấu lên thì có vị ngọt, thơm, mềm dẻo. Cách đồ xôi nếp nương công phu hơn nếp trồng ruộng nước. Xôi phải được đồ trong một cái chõ gỗ đặc biệt của người dân tộc Thái. Xôi chín bằng hơi, mềm, dẻo nhưng tuy nhiên lại không dính tay.

Xôi nếp nương

Phải ngâm nếp trong nhiều giờ liền thì khi đồ xôi mới không bị sượng. Xôi được đồ rất kỳ công, phải qua hai lần đồ thì xôi mới dẻo thơm. Lần đồ thứ nhất, sau khi xôi tỏa hương thơm, vừa chín tới thì đem đổ ra một rá rồi lấy đũa trải ra cho đều, để một lúc sau thì đổ tiếp vào chõ và tiếp tục đồ cho xôi chín đều

Xôi chim Mường Thanh

Nếu lên Điện Biên vào dịp Tết Mường Thanh bạn sẽ được thưởng thức món xôi chim. Đây là một món ăn ngon của người dân nơi này. Xôi chim được bày trên mâm bằng một cái ếp tre mộc mạc, có nắp đậy để giữ cho xôi luôn ấm và mềm.

Xôi chim đặc biệt dẻo thơm nhờ hạt nếp nương sau 2 lần đồ bằng chõ gỗ. Và béo ngọt nhờ vị thịt chim câu mới ra ràng tao thơm. Hương vị xôi chim sẽ hoàn chỉnh khi được rắc thêm tép hành khô chiên vàng

Chẩm chéo Tây Bắc

Chéo là loại gia vị miền Tây Bắc đã đi vào huyền thoại, không thể thiếu trong bữa ăn của người Thái đen được làm chủ yếu từ quả Mắc Khén. Thực tế Mắc Khén là một loài cây dại thuộc họ hồi, có tinh dầu. Khi đơm trái thì sẽ kết thành những chùm quả nhỏ li ti, tỏa hương thơm dịu.

Người chốn rừng núi thì chỉ việc lên sườn núi, tìm những cành Mắc Khén chín về phơi khô rồi xoa cho quả rời cành

Bắp cải cuốn với nhót xanh

Món ăn này đã làm nên đặc trưng của người Điện Biên. Đầu tiên là phải chọn những chùm nhót xanh vừa thành quả chưa lâu. Có người thích ăn quả thật non. Nhưng nhót đạt tiêu chuẩn nhất là khi vừa đủ tầm, không non quá mà cũng già quá, lớp phấn mới chỉ mới trăng trắng.

Bắp cải cuốn với nhót xanh

 

Vịt om với hoa chuối

Vịt sau khi được tẩm ướp các loại gia vị như ớt, gừng, xả, bột gà, mắc khén rồi thì đồ trong khoảng 3 tiếng. Om thật nhỏ lửa. Món ăn này tuy màu sắc không được đẹp nhưng nếm vào sẽ thấy ngay cái vị đặc trưng không nơi đâu có.

Mùi hơi cay nồng nhưng khi đưa vào miệng vị ngọt, cay, bùi. Chúng lan tỏa khắp khoang miệng khiến ai cũng phải tấm tắc khen.

Thịt lợn xay hấp lá chuối

Thịt lợn băm nhỏ trộn với gia vị được bọc bằng lá chuối cũng thực sự thú vị. Thịt lợn, loại nguyên liệu ở vùng miền nào cũng có và nó là món ăn chủ đạo trong cuộc sống hàng ngày của người Việt. Tuy nhiên qua bàn tay khéo léo của người phụ nữ Thái, món thịt băm bọc lá chuối lại mang đến cho người ăn cảm giác lạ, ít ở đâu có.

Món ăn ở Điện Biên này cũng hấp cách thủy hơn 1 tiếng đồng hồ nên thịt mềm dính chặt, quyện vào nhau, mùi thơm của thịt quyện với mùi thơm của lá chuối, của hạt tiêu càng làm hương vị trở nên đặc biệt.

Xem thêm: Điểm Qua Những Món Ăn Đặc Sản Hà Nam Không Nên Bỏ Lỡ

Nguồn: pystravel

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *