Những loại bánh chưng ngày Tết được sáng tạo độc đáo, mới lạ

Những loại bánh chưng ngày Tết được sáng tạo độc đáo, mới lạ

Bánh chưng là một trong số những món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ người Việt mỗi dịp đầu năm. Bánh chưng ngày Tết Nguyên Đán được làm từ nhiều nguyên liệu. Bao gồm như gạo nếp, đậu xanh, thịt mỡ,.. được gói với lá dong. Đây là chiếc bánh truyền thống đã vô cùng quen thuộc trong tất cả gia đình người Việt Nam. Ngày nay bánh chưng đã được sáng tạo ra với nhiều cách làm độc đáo và mới mẻ. Không chỉ dừng lại ở một số nguyên liệu và cách làm truyền thống.

Bánh chưng làm từ gấc

Đây là loại bánh chưng độc đáo mà gia đình bạn có thể lựa chọn để thay đổi khẩu vị cũng như hình thức bánh cho ngày Tết. Giống như loại bánh chưng xanh truyền thống, bánh chưng gấc cũng được làm từ gạo nếp cái hoa vàng, đậu xanh và thịt lợn. Tuy nhiên, điều khác biệt làm cho bánh có màu đỏ là phần gạo nếp được trộn chung với ruột gấc trước khi gói.

Những loại bánh chưng ngày Tết được sáng tạo độc đáo, mới lạ

Bánh chưng gấc có màu đỏ. Khi ăn vào có vị ngọt, ngậy từ gấc kết hợp chung với đậu xanh mềm dẻo và vị thơm béo của thịt lợn. Đây là món ăn được yêu thích và lựa chọn trong ngày Tết của nhiều gia đình.

Bánh chưng màu đen

Bánh chưng đen là đặc sản mừng năm mới của người Tày ở Bắc Sơn, Lạng Sơn. Loại bánh này được gói theo hình trụ dài giống như bánh tét miền Nam hay bánh gù của người dân tộc Giáy. Màu đen trong bánh chưng được tạo nên từ tro của thân cây núc nác hoặc từ các cọng rơm nếp to.

Bánh chưng màu đen

Tất cả các nguyên liệu làm bánh từ lúa nếp, thảo quả cho đến thịt lợn, đỗ xanh… Tất cả đều đặc biệt vì mang đậm hương vị của vùng cao. Người Tày làm bánh chưng đen để thờ cúng ông bà, tổ tiên. Món ăn này còn dùng để mời khách đến chơi nhà vào ngày Tết.

 

Bánh chưng từ gạo lứt

Đã xuất hiện từ vài năm về trước, nhưng đến nay loại bánh chưng từ gạo lứt mới thực sự phổ biến. Tùy thành phần nhân bánh, chiếc bánh chưng gạo lứt này chỉ cung cấp khoảng 1.000-2.100 kcal. Trong khi đó chiếc bánh chưng xanh truyền thống cùng trọng lượng tương tự thì chứa đến 3.000 kcal. Nên loại bánh này được nhiều người tuân thủ theo chế độ ăn uống eat-clean lựa chọn trong dịp Tết Nguyên Đán.

Bánh chưng từ gạo lứt

Theo khảo sát, mỗi chiếc bánh này nặng trên dưới 1 kg hiện được bán với giá 90.000-110.000 đồng. Tương đương với những loại bánh chưng xanh truyền thống.

Bánh chưng ngũ sắc

Bánh chưng ngũ sắc cũng được làm từ những nguyên liệu quen thuộc như: gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh, lá dong… Tuy nhiên, phần gạo nếp thay vì màu nguyên bản sẽ được nhuộm bởi những nguyên liệu tự nhiên. Với màu đỏ của gấc, màu xanh của lá riềng xay, màu vàng từ nghệ tươi và màu tím từ nếp cẩm.

Những loại bánh chưng ngày Tết được sáng tạo độc đáo, mới lạ

 

5 màu sắc này tượng trưng cho ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Chúng không chỉ có hình thức đẹp, bắt mắt. Chiếc bánh chưng ngũ sắc này còn có 5 mùi vị khác nhau. Từ đó khi ăn sẽ không bị ngấy hay nhàm chán.

Không những mang nét đẹp văn hóa đặc trưng của người Việt. Các loại bánh làm từ nếp như bánh chưng, bánh tét, bánh dày… còn chứa nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ. Mỗi dịp xuân về, chỉ cần thoáng nghe mùi nếp lan toả từ những chiếc bánh chưng ngày Tết, hay những đòn bánh tét thì những người con xa quê cũng sẽ rưng rưng nhớ về nguồn cội, ông bà cha mẹ.

Xem tiếp: Văn Hóa Ẩm Thực Việt Nam – Nét Tinh Hoa Truyền Thống Nước Nhà

Nguồn: zingnews

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *