Văn hóa ẩm thực Việt Nam – Nét tinh hoa truyền thống nước nhà

Văn hóa ẩm thực Việt Nam – Nét tinh hoa truyền thống nước nhà

Văn hóa ẩm thực Việt Nam là một nét tinh hoa về truyền thống của nước ta. Văn hóa ẩm thực Việt Nam là một nét tinh hoa về truyền thống của nước ta. Không phải ngẫu nhiên ẩm thực Việt lại được bạn bè thế giới ca ngợi và đánh giá cao. Đó là bởi vì nền ẩm thực phong phú với những hương vị đặc trưng riêng biệt, thưởng thức 1 lần rồi nhớ mãi không quên.

Nguồn nguyên liệu phong phú

Với đường bờ biển dài hơn 3.000 km, địa hình đa dạng từ đồng bằng, đồi núi, trung du. Cùng với đời sống văn hóa phong phú, độc đáo của 54 dân tộc anh em. Tất cả đã tạo điều kiện thuận lợi để mang đến cho ẩm thực Việt những nguyên liệu dồi dào, tươi ngon tạo ra nhiều món ăn đặc sắc.

Không ở nơi đâu lại có nhiều các loại gia vị như tại nước Việt Nam. Gia vị có thể không phải là nguyên liệu quan trọng nhất để tạo nên 1 món ăn. Nhưng thiếu đi gia vị thì món ăn sẽ thiếu đi điểm nhấn. Các gia vị quen thuộc như: tiêu, ớt, chanh, tỏi, gừng, nước mắm, hồi, quế… kết hợp cùng các loại rau tươi như húng, sả, kinh giới, tía tô, ngổ, mùi, hành lá… Đã thổi hồn và làm cho món ăn Việt Nam trở nên đặc sắc, cuốn hút hơn.

Văn hóa ẩm thực Việt Nam - Nét tinh hoa truyền thống nước nhà

Đặc biệt, mỗi một loại gia vị của Việt Nam lại là những vị thuốc có lợi cho sức khỏe. Đều giúp cân bằng giá trị dinh dưỡng. Và cũng thể hiện quan điểm hài hòa về âm dương ngũ hành của cha ông ta ngày xưa.

Cách chế biến đa dạng và tinh tế

Các món ăn Việt thường được chế biến đơn giản nhưng rất tinh tế. Sử dụng nhiều loại rau, quả, củ và không dùng quá nhiều dầu mỡ nên không gây cảm giác ngán. Khi chế biến thức ăn, người Việt thường dùng nước mắm kết hợp với rất nhiều gia vị tự nhiên khác để nêm nếm nên món ăn rất đậm đà nhưng lại rất thanh. Mỗi món khác nhau thường sẽ có các loại nước chấm tương ứng.

Hương vị thơm ngon của món ăn xuất phát từ cách chế biến món ăn khác nhau. Như luộc, hấp, nấu, nướng, rán, kho hoặc ăn tươi sống cùng các loại gia vị đi kèm..

Văn hóa thưởng thức ẩm thực của người Việt

Cách thưởng thức ẩm thực của người Việt cũng tạo nên sự khác biệt. Bắt đầu từ cách bày biện các món ăn đẹp mắt, hấp dẫn với màu sắc hài hòa. Tiếp đến là cảm nhận hương vị món ăn thơm ngon, tạo cảm giác hứng thú khi thưởng thức các món ăn.

Hương vị ẩm thực 3 miền

Mỗi miền Bắc, Trung, Nam ở nước ta đều có những hương vị ẩm thực đặc trưng riêng, mang đậm văn hóa vùng miền.

  • Miền Bắc với các món ăn mang hương vị ngọt thanh, tinh tế. Cầu kỳ trong cách chế biến với màu sắc bắt mắt. Các món ăn đặc trưng như là: phở, bún chả, cốm, nem rán, bánh tôm…
  • Miền Trung mang đến hương vị cay nồng, đậm đà, bùi béo. Với màu sắc thức ăn thiên về đỏ và màu sẫm. Các món ăn tiêu biểu như là: bún bò Huế, các loại bánh, các loại mắm (cá, tôm, ruốc, mực…) và các loại chè…
  • Với đặc trưng là vùng sông nước và thiên nhiên trù phú. Miền Nam có phong cách ẩm thực đơn giản, mộc mạc, phóng khoáng. Với các món ăn dân dã như tôm đất, cá đồng, các món gỏi và nhiều loại mắm cá nổi tiếng…

Hương vị ẩm thực 3 miền

Văn hóa ẩm Thực Việt Nam trong góc nhìn thế giới

Kênh truyền hình CNN của Mỹ đã bình chọn ẩm thực Việt Nam là 1 trong số 10 nền ẩm thực tuyệt nhất trên thế giới.

Tạp chí du lịch Mỹ Condé Nast Traveler cũng từng ví von: món bánh mì của Việt Nam là một trong những món ăn đường phố ngon nhất thế giới. Hay như món phở của Việt Nam được tạp chí danh tiếng Business Insider bình chọn là một trong những món phải ăn thử một lần trong đời. Nem rán cũng được kênh truyền hình CNN bình chọn là một trong 10 món ăn được du khách yêu thích nhất thế giới…

Chuyên gia về thương hiệu hàng đầu thế giới, GS. Philip Kotler đã từng đến thăm Việt Nam và gợi ý “Hãy đưa Việt Nam trở thành bếp ăn của thế giới” để thu hút khách du lịch đến Việt Nam.

Văn hóa ẩm thực Việt Nam cực kỳ phong phú, đa dạng, tinh tế. Nên không ngạc nhiên khi các món ăn Việt lại được các thực khách quốc tế ca ngợi và đánh giá cao mỗi khi nhắc đến. Và chính nền văn hóa này cũng đóng vai trò lớn cho thúc đẩy ngành du lịch của nước nhà.

Xem tiếp: Ý Nghĩa Các Mâm Cỗ Ngày Tết Nguyên Đán Của Việt Nam

Nguồn: vietnamtourism

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *