Các Loại Nước Mắm Nổi Tiếng Nước Ta – Đặc Trưng Của Ẩm Thực Việt

Các Loại Nước Mắm Nổi Tiếng Nước Ta – Đặc Trưng Của Ẩm Thực Việt

Nước mắm đã tạo nên sự khác biệt cho nền ẩm thực Việt Nam. Chúng giúp các món ăn thêm đậm đà, thơm ngon, kích thích vị giác. Đến bất kì một bữa ăn gia đình nào, bạn cũng sẽ thấy nước mắm hiện diện trong mâm cơm, trong căn bếp. Và hầu như không thể thiếu trong quá trình chế biến món ăn.

Người Việt dùng nước mắm để nêm nếm cho món ăn hoặc được sử dụng như một loại nước chấm đi kèm. Dù là một bữa cơm thôn quê đạm bạc hay một bàn tiệc ở nhà hàng sang trọng đều có mặt của nước mắm.

Mắm tôm

Mắm tôm là thứ nước chấm đặc sản của vùng đất Bắc. Chúng có mùi vị vô cùng đặc trưng. Loại mắm này được làm từ tôm hoặc moi đem ướp với muối ăn. Trải qua quá trình lên men tạo màu tím thẫm và mùi nồng đặc trưng.

Mắm tôm được dùng để ăn với bún kèm đậu phụ chiên hay chả cá. Khi ăn có thể pha thêm một ít mỡ rán nóng. Trong các món nấu thì mắm tôm là thứ không thể thiếu khi pha chế để tăng vị mặn mòi của hòa quyện cho món ăn.

Các Loại Nước Mắm Nổi Tiếng Nước Ta - Đặc Trưng Của Ẩm Thực Việt

Mắm cáy

Mắm cáy được làm từ cáy. Đây là một loài cua sống chủ yếu ở vùng duyên hải. Mắm cáy có màu nửa xanh nửa nâu, với vị nồng hơn mắm tôm rất nhiều.

Nhưng tuy nhiên đây là loại mắm khiến không ít người nếm thử phải khen ngon và rất dễ nghiện. Mắm cáy chấm rau khoai lang là món ăn bình dị quen thuộc của người dân ở duyên hải Bắc Bộ.

Mắm cái

Mắm cái còn được gọi là mắm nêm.  Là loại nước mắm được làm từ cá nhưng chúng có cách chế biến hoàn toàn khác với mắm nước thông thường. Nếu mắm nước lấy phần mắm chắt ra ở thân cá và muối thì mắm cái sử dụng cả xác của con cá. Sau quá trình ướp muối, lên men, cá được trộn một số phụ liệu khác như thính, thơm, đường… để tạo nên hương vị đặc trưng.

Mắm cái

Mắm cái thường có hai dạng: dạng nguyên con (cá cơm, cá sơn đỏ…) và dạng xay nhuyễn (cá trích, cá nục, cá liệt…). Mắm nêm hay mắm cái là loại nước chấm đặc trưng của người dân miền Trung.

Mắm ruốc

Mắm ruốc được làm từ ruốc. Là một loại tôm nhỏ nhưng màu sắc và mùi vị khác hoàn toàn mắm tôm. Mắm ruốc có vị tanh vừa phải, thơm nhẹ, không quá mặn, màu đỏ hồng.

Đây là món ăn không thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày của người dân xứ Huế.

Mắm rươi

Mắm rươi là món mắm ngon nổi tiếng của Việt Nam. Con rươi ủ chừng ba tháng là cho nước mắm ăn được. Khi đó xác rươi chìm hết xuống đáy, nước mắm sẽ có màu vàng mật ong và trong suốt. T

uy nhiên, nước mắm rươi nếu được ủ từ chín tháng trở lên sẽ được coi là chín độ ngon nhất.

Mắm cá miền Tây

Ở miền Tây, bất kỳ loại cá nào cũng có thể làm mắm. Các món mắm miền Tây vô cùng đa dạng và phong phú từ các loại cá khác nhau đến cách chế biến muôn hình vạn trạng.

Có thể kể đến như: mắm ruột cá lóc, mắm tép Cà Mau, mắm cá đồng; mắm rươi Trà Vinh; mắm còng Bến Tre; mắm sặt Đồng Tháp Mười; mắm cá linh ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp; mắm bò hóc của người Khmer ở Trà Vinh, Sóc Trăng. Mắm cá trèn hay mắm thái ở Châu Đốc cũng nổi tiếng.

Các Loại Nước Mắm Nổi Tiếng Nước Ta - Đặc Trưng Của Ẩm Thực Việt

Mắm sò

Nếu các loại mắm làm từ cá, tôm chưa đủ độc lạ thì miền biển xứ Huế sẽ mang tới loại mắm đặc biệt được làm từ con sò biển. Đó là món mắm sò.

Một chén mắm sò bắt mắt với màu đỏ tươi được giã thêm ít tỏi ớt là có ngay món ngon “đưa cơm” trong những ngày mưa xứ Huế rồi. Mắm sò Lăng Cô sẽ trở thành món nước chấm ngon tuyệt khi sử dụng với rau sống, dưa giá, khế chua kẹp thịt ba chỉ. Khi ăn sẽ có vị dai, thơm của sò, vị mặn của mắm, vị chua của khế và vị béo của thịt ba chỉ.

Bài viết đã giúp chúng ta điểm qua được một số loại nước mắm đặc sản nổi tiếng ở nước ta mà đã giúp cho văn hóa ẩm thực thêm đa dạng, đậm đà. Cũng tạo nên những nét giá trị rất riêng trong mắt những người bạn trên thế giới mỗi lần ghé thăm.

Xem tiếp: Những Món Bánh Kẹo Đặc Sản Từ Các Địa Danh Nổi Tiếng Tại Việt Nam

Nguồn: kenh14

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *